Thay vì lựa chọn các sản phẩm gỗ tự nhiên đắt đỏ, ngày nay gỗ công nghiệp ngày càng lên ngôi và cho ứng dụng phổ biến hơn cả. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Gỗ MDF, MFC và HDF là gì? Tại sao chúng lại được người dùng Việt ưa chuộng đến vậy? Để biết chi tiết mời bạn cùng với Sơn bê tông Conpa tham khảo bài viết sau đây.

Gỗ công nghiệp là gì
Gỗ công nghiệp hay còn được biết đến với cái tên Wood – Based Panel, là sản phẩm gỗ được tạo thành từ keo hoặc hóa chất kết hợp với vụn gỗ để làm thành tấm ván gỗ tự nhiên.
Khác với loại gỗ tự nhiên được lấy từ thân cây gỗ thì gỗ công nghiệp được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành cây của gỗ tự nhiên.
Với các thành phần tạo thành như vậy, giá gỗ công nghiệp khá rẻ, rẻ hơn gỗ tự nhiên, từ đó được người dùng lựa chọn nhiều trong sản xuất đồ nội thất, làm ván sàn nhà,…
Gỗ công nghiệp có các nhóm chính đó là gỗ: MDF, MFC và HDF
Gỗ công nghiệp MDF
Là 1 loại gỗ công nghiệp chính vì vậy gỗ MDF cũng được làm từ các thành phần từ vụn gỗ, nhánh cây hay cành cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát như dăm và gia công ép lại thành tấm ván gỗ với độ dày từ 2,5 – 25mm, kích thước đạt chuẩn 1m2 x 2m4.
Gỗ MDF có 4 loại được phân ra dựa trên loại gỗ, chất kết dính cung như chất phụ gia tạo thành:
– MDF dùng trong nhà chuyên sản xuất các đồ nội thất
– MDF chịu nước được sản xuất đáp ứng các yêu cầu ngoài trời
– MDF mặt trơn dùng trong sản xuất đồ vật sơn ngay, không cần phải chà nhám nhiều như loại gỗ MDF thông thường.
– MDF mặt không trơn: sản xuất dùng để tiếp tục dán ván lạng (Veneer)
Gỗ công nghiệp MFC
Cũng giống như gỗ MDF, nguyên liệu làm lên gỗ MFC cũng được làm từ các loại gỗ sợi, vụn gỗ, nhánh cây, cành cây. Tuy nhiên, các nguyên liệu sản xuất chủ yếu làm từ các loại cây ngắn ngày như cây keo, bạch đàn, cao su. Sau khi khai thác, nguyên liệu sẽ được đưa về nhà máy và ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến tạo thành các dăm gỗ, kết hợp với keo chất phụ gia và ép thành tấm ván gỗ có độ dày 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly, kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.
Với mỗi một tấm ván gỗ MFC thành phẩm sẽ đều được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ giúp gỗ bền màu và cứng cáp theo thời gian.
Gỗ MFC được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất đồ nội thất, ngoại thất, nội thất văn phòng,…
Gỗ công nghiệp HDF
HDF là chữ viết tắt của High Density Fiberboard (Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF)
Gỗ công nghiệp HDF được làm từ 80-85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là các chất phụ gia làm tăng độ kết dính cho gỗ. Lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc màu trắng tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào. Màu của lõi gỗ không ảnh hưởng đến chất liệu của lõi gỗ.
So sánh gỗ MDF, MFC và HDF
Sau khi tìm hiểu gỗ công nghiệp là gì? Gỗ MDF và MFC là gì? chúng ta hãy cùng so sánh về công dụng và đặc điểm của 2 loại gỗ này nhé.
+ Đặc điểm gỗ công nghiệp MDF
Sản phẩm gỗ MDF luôn mang các đặc tính nổi trội như:
– Độ bám sơn, vecni cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác.
– Có thể sơn với đa dạng màu sắc, dễ tạo hình cong, uốn lượn cho sản phẩm thêm cầu kỳ đẹp mắt.
– Dễ thi công
– Tấm cho ưu điểm cách âm và cách nhiệt tốt.
– Giá thành rẻ
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội kể trên, gỗ MDF mang những hạn chế khiến người dùng còn e ngại như:
Lớp sơn trên gỗ dễ bị trầy xước khi va đập.
Khả năng chịu nước kém
Độ bền kém
+ Đặc điểm của gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC thường mang các đặc tính nổi bật như
– Gỗ rất bền, ngay cả màu sắc cũng rất khó bị trầy xước như gỗ MDF
– Gỗ có đa dạng màu sắc
– Giá thành gỗ rẻ. Rẻ hơn gỗ MDF
– Gỗ cho khả năng chống trầy xước, thấm nước và chống va đập cực tốt.
– Bên cạnh đó khả năng chống mối mọt, vi khuẩn và hóa chất vô cùng cao
– An toàn với sức khỏe con người
– Gỗ chịu nhiệt tốt và dễ dàng vệ sinh
Song song với những ưu điểm nổi bật, gỗ MFC mang một số nhược điểm như
Gỗ khó thi công do ván gỗ nặng
Độ chịu dẻo kém hơn gỗ MDF
Khi tiếp xúc với nước thường xuyên gỗ nhanh bị xuống cấp, hở ván và bung mảng
Đặc điểm của gỗ HDF
Gỗ HDF có khả năng cách âm khá tốt và khả năng chịu nhiệt cao nên thường sử dụng cho các sản phẩm nội thất phòng học, phòng ngủ,…
Trong ván gỗ HDF thường là những khung xương gỗ đã được sấy gỗ, và tẩm các hóa chất nên thường nhẹ, và không bị cong vênh so với gỗ tự nhiên.
Màu sơn cho gỗ HDF thường đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu và mục đích của gia chủ theo sở thích thẩm mỹ hoặc theo phong thủy.
Gỗ công nghiệp HDF có bề mặt nhẵn bóng và thống nhất, mang lại độ thẫm mỹ.
Trong 3 loại gỗ công nghiệp nếu trên thì gỗ HDF là loại gỗ cứng nhất.
Tuy nhiên, gỗ này vẫn có những nhược điểm như:
Khả năng chống thấm nước kém.
Độ dày và độ dẻo dai hạn chế.
Nên chọn gỗ MDF hay MFC, HDF để sử dụng?
Là hai sản phẩm gỗ phổ biến chính vì vậy có rất nhiều gia chủ đặt câu hỏi nên chọn gỗ MDF, HDF hay MFC để sử dụng. Là một chuyên gia trong lĩnh vực này, dưới đây chúng tôi xin giải đáp đến bạn.
“Tùy vào từng mục đích sử dụng mà bạn nên chọn gỗ MDF hoặc MFC để sử dụng. Cụ thể:
– Nếu gia chủ ưa chọn chi phí rẻ thì chọn MFC là tốt nhất bởi gỗ MFC rẻ hơn gỗ MDF
– Về thẩm mỹ gia chủ nên chọn gỗ MDF veneer sẽ cho màu sắc và vẻ đẹp không khác gỗ tự nhiên là bao.
Việc sử dụng loại gỗ HDF được ưa chuộng cho những đồ nội thất trong nhà và cả ngoài trời. Nó được sử dụng để làm các vách ngăn phòng, các khu vực cửa ra vào, tấm tường.
– Lựa chọn gô an toàn với con người gia chủ nên ưu tiên các sản phẩm nội thất làm từ gỗ MFC
Nhìn chung gỗ MDF, gỗ MFC và gỗ HDF đều là những sản phẩm gỗ được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy không cho tính bền tốt nhất, thế nhưng đồ nội thất nếu được làm bằng gỗ công nghiệp luôn cho thời gian sử dụng từ 10 – 15 năm. Hy vọng rằng với những giải đáp về gỗ công nghiệp là gì? Gỗ MDF, MFC và HDF là gì? chúng tôi có thể giúp bạn hiểu hơn về các sản phẩm gỗ cũng như có được sự lựa chọn tốt nhất cho mình.