Thi công sơn hiệu ứng bê tông không bả tít có được hay không? Đây là câu hỏi mà Conpa chúng mình đã nhận được khá nhiều từ khách hàng, thợ thi công tìm hiểu về dòng sơn hiệu ứng bê tông. Hãy tìm hiểu rõ hơn về Matit và những trường hợp nào thì nên và không nên dùng trong thi công sơn hiệu ứng bê tông cùng Conpa nhé!
Batit Là Gì Nhỉ?
Mastic hoặc tên thông thường mà dân công trình hay gọi như Matit, Batit, bả tít, Mastic dẻo,… là sản phẩm có màu trắng, tính chất dạng bột hoặc sệt, tác dụng chính là làm phẳng tường trước khi sơn phủ để bảo vệ tường cũng như sau khi sơn thì đạt được hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay Matit được chia làm 2 loại: Matit dẻo và Bột trét. Matit dẻo được đánh giá có độ bền cao hơn bột trét, khi dùng thường pha với xi măng. Trong khi đó bột trét thì không cần phải pha với xi măng mà chỉ cần khuấy với nước đến khi tạo được hỗn hợp thật sệt là có thể dùng được.
Để có được một bức tường thật đẹp, lên màu thật chuẩn thì mỗi lớp sơn phải đảm bảo thật mịn và nhẵn. Và để chuẩn bị được một bức tường ưng ý như vậy, cần thực hiện đúng quy trình thi công sơn bả matit. Sau khi quét lên tường lớp bột bả để khô rồi dùng giấy nhám mài cho bề mặt phẳng, điều này giúp cho việc sơn hiệu ứng sơn trang trí được thuận lợi, lên màu dễ dàng và bền bỉ hơn. Muốn thi công được bề mặt đẹp, chuẩn đòi hỏi thợ thực thi phải đúng kỹ thuật và có tay nghề cao.

Cấu Tạo, Thành Phần Của Matit
Kết cấu của bột Matit được cấu tạo bởi 3 thành phần chính:
- Chất kết dính: thông thường Polymers là dạng chất kết dính thường dùng, một chất kết dính thường dùng khác là dạng khoáng. Tác dụng của chất kế dính là giúp các phần tử chất độn liên kết chặt chẽ với các thành phần khác, tạo nên độ bền và sự bám dính cho bột matit.
- Chất độn: thạch cao (hay bột đá) là chất độn được sử dụng nhiều nhất hiện tại, công dụng của chất độn là làm dày thêm và tăng cường tính vững chắc của kết cấu bột bả.

- Phụ gia: tỷ lệ của phụ gia chiếm khá nhỏ trong tổng trọng lượng của bột trét tường. Tuy nhiên “nhỏ mà có võ”, vai trò của phụ gia rất quan trọng trong bả matit bởi chất phụ gia giúp cho bột giữ được đủ nước cho thời gian ninh kết, tránh hiện tượng khô vỡ, tăng thời gian sử dụng và thi công.
Vai Trò Của Batit Đối Với Quá Trình Thi Công Sơn Hiệu Ứng Bê Tông
Việc lựa chọn matit hay bột trét cũng là việc đáng được lưu ý, bỏ qua các vấn đề về chi phí, những ưu và nhược điểm khi so sánh 2 loại với nhau sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định chính xác hơn.

So sánh ưu điểm thi công sơn hiệu ưng bê tông không bả tít và có matit
- Bề mặt tường được sơn bả matit có kết quả mịn, nhẵn, bóng bẩy hơn
- Tính thẩm mỹ cao, phù hợp cho các phòng trang trí như phòng trưng bày, phòng khách. Kết hợp với sơn hiệu ứng và ánh đèn thì bạn sẽ phải “ngẩn ngơ” với những hiệu ứng thị giác mà bả matit cùng sơn hiệu ứng mang lại.
- Kỹ thuật sơn bả matit thích hợp với sàn epoxy nhà xưởng và bề mặt bê tông sẽ có chất lượng tốt hơn.

- Tiết kiệm chi phí cho bạn vì tốn ít sơn phủ hơn so với sơn nhà không dùng bả matit
- Thi công nhanh, tiết kiệm thời gian công sức cho chủ nhà, đội ngũ thi công hơn so với sơn tường trực tiếp
- Không mất thời gian vệ sinh tường vì bả matit sẽ làm tường nhà bạn phẳng và đẹp hơn.
So sánh hạn chế
- Bột bả thông thường có độ bền kém, không bền, tuổi thọ không cao
- Dễ bị sứt mẻ, xước tường nếu có va chạm nhỏ bởi các hoạt động hằng ngày.

- Bả matit có khả năng chống ẩm mốc, thấm nước vào mùa mưa tốt hơn bột trét thông thường, tránh tình trạng bong tróc, tạo vữa vào những ngày mưa.
- Khi bề mặt sơn có hiện tượng bong rộp thì sơn bả matit sẽ khắc phục lâu hơn
Vậy Thì Có Nên Sử Dụng Bả Matit Trong Quá Trình Thi Công Sơn Hiệu Ứng Bê Tông Hay Không?
Để quyết định được trường hợp nào nên và không nên dùng, bạn cần xác định được nhu cầu của bản thân, nguồn lực về thời gian, chi phí hiện có và có thêm các thông tin dưới đây:

Trường hợp không cần thiết phải dùng bả matit đối với sơn hiệu ứng bê tông
Việc sử dụng bả tít hay không phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu và nhiều yếu tố khác từ chủ nhà. Nếu việc sơn nhà của bạn không có yêu cầu quá cao về kỹ thuật, chi phí, kết quả đầu ra hay tính thẩm mỹ cao thì thông thường bạn không cần sơn bả matit.
Trường hợp bắt buộc phải sử dụng bả matit trong thi công sơn hiệu ứng bê tông

- Nhà cũ quét bằng vôi ve: Thông thường bạn cần đánh ráp đánh sạch lớp vôi ve cũ rồi sơn lại tường, chi phí để thuê thợ đánh tường khá lớn. Vậy nên việc sử dụng bả matit là giải pháp tiết kiệm và bền bỉ cho bạn. Quét một lớp bả matit mỏng cho sẽ giúp bạn có lớp tường vừa “hạt dẻ” vừa “mịn màng”.
- Sửa lại nhà cũ đã bả bột Matit: Để đảm bảo tường mịn, đẹp hơn thì bạn cần dùng bột bả dặm lại các vết bong tróc cũ, việc sử dụng bả matit ngay từ đầu giúp bạn tiết kiệm được các khoản chi phí khi tu sửa, dặm lại bả về lâu về dài sau này.

Như vậy, từ những phân tích ở trên kết hợp cùng nhu cầu thực tế của bạn, Conpa tin rằng bạn đã có đáp án cho câu hỏi “có thi công sơn hiệu ứng bê tông không bả tít được hay không?”. Nếu bạn cần ngôi nhà sơn đẹp, bề mặt láng mịn, hiệu ứng chuẩn thì sơn bả matit là gợi ý ưu tiên dành cho bạn.
Xem thêm: Hướng dẫn quy trình thi công sơn hiệu ứng giả bê tông chuẩn xác nhất
Những Lưu Ý Đến Bạn Khi Tiến Hành Sơn Bả Hoặc Bảo Quản Batit
- Bề mặt tường không được quá khô nếu muốn sơn bả matit.
- Khi pha trộn bả matit, không được dùng nước bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn, sẽ làm hỏng bả và ảnh hưởng chất lượng tường.

- Thời gian để pha trộn nguyên vật liệu chỉ trong vòng 3h, nếu sau 3h thì bột bả dễ bị khô và vón cục. Do đó thợ sẽ gợi ý hàm lượng vừa đủ để tránh tình trạng dư thừa dẫn tới hỏng bả và lãng phí.
- Bảo quản tại nơi khô thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp
- Không chồng chất các bao bột quá cao.

Xem thêm: (+7) Tips khi thi công sơn hiệu ứng bê tông cho ngoại thất mà bạn nên biết
Tóm lại, bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc việc có nên thi công sơn hiệu ứng bê tông không bả tít hay không. Chân thành cảm ơn các bạn đã ghé thăm sơn hiệu ứng bê tông Conpa, nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với Conpa nhé!