Sơn Epoxy hai thành phần là gì? Cấu tạo, Ứng dụng, Cách pha

Sơn Epoxy hai thành phần là giải pháp bảo vệ bền bỉ và tăng thẩm mỹ dành cho nhà xưởng ưu việt nhất hiện nay bởi chất lượng và hiệu quả nó mang lại. Vậy sơn Epoxy 2 thành phần là gì? Cùng Conpa Việt Nam tìm hiểu nhé!

CONPA không kinh doanh sản phẩm sơn Epoxy, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo

Sơn Epoxy 2 thành phần là gì?

Sơn Epoxy hai thành phần
Sơn Epoxy hai thành phần

Đọc thêm bài viết: Sơn Epoxy là gì? Lợi ích, ứng dụng thực tế

Sơn Epoxy 2 thành phần từ lâu đã được biết đến là một sản phẩn dùng để sơn nền nhà xưởng cao cấp. Đây là loại sơn được chuyên dùng cho nền bê tông nhà xưởng hoặc để làm lớp bảo vệ bề mặt. 

Sơn Epoxy 2 thành phần có tên gọi bắt nguồn từ cấu tạo của nó. Dòng sơn này có 2 thành phần chính là sơn (Phần A) và phần đóng rắn (Phần B). Hai thành phần này được sản xuất và đóng gói thành 2 thùng sơn riêng biệt, theo nhiều tiêu chuẩn đã được quy định.

Hai thùng sơn là Phần A và phần B của sơn Epoxy hai thành phần
Phần A và phần B của sơn Epoxy hai thành phần

Thông thường thì phần A sẽ có tác dụng che lấp khuyết điểm và tạo tính thẩm mỹ cho công trình, nhờ vào thành phần chứa các hạt tạo màu. Trong khi đó, phần đóng rắn B sẽ mang đến hiệu quả chịu lực tốt nhất cho nền nhà trong quá trình sử dụng.

Thành phần cấu tạo nên sơn Epoxy 2 thành phần

Tùy vào mỗi hãng sơn mà thành phần cấu tạo của sơn Epoxy 2 thành phần có sự khác biệt. Tuy nhiên, 5 thành phần sau đây là thành phần bắt buộc mà mỗi thùng sơn Epoxy nào cũng phải có

Các hộp sơn Epoxy hai thành phần
Cấu tạo của sơn Epoxy hai thành phần
  • Chất độn: Là thành phần giúp cải thiện được nhiều tính chất của sơn. Bao gồm: độ cứng, độ lắng, khả năng thi công hay thời gian khô của sơn. Hiện nay, trên thị trường có nhiều chất độn được sử dụng phổ biến để pha sơn, có thể kể đến là các chất Carbonate, Oxide titane, Kaoline…
  • Chất kết dính: Là chất giúp sơn Epoxy 2 thành phần có khả năng kết dính trên tất cả các loại bột và màu. Chính nhờ đó mà khả năng bám dính của sơn trên bề mặt thi công tốt hơn rất nhiều.
  • Dung môi: Dung môi trong sơn Epoxy 2 thành phần đóng vai trò là chất pha loãng sơn và hòa tan nhựa. Dung môi của mỗi loại sơn sẽ có sự khác nhau, tùy thuộc vào đặc tính của nhựa có trong sơn.
Hai thùng sơn 5kg và 20kg của sơn Epoxy hai thành phần
Sơn Epoxy hai thành phần có nhiều kích thước khác nhau
  • Bột màu: Bột màu là thành phần đóng vai trò tạo màu sắc, tăng tính thẩm mỹ cho sơn. Ngoài ra, nó còn làm cho độ che phủ của sơn được tốt hơn. Bột màu trong sơn Epoxy 2 thành phần thường là bột màu tự nhiên hoặc là bột màu tổng hợp.
  • Phụ gia: Phụ gia trong sơn Epoxy đóng 1 tỉ lệ nhỏ, tuy nhiên có vai trò cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng của sơn. Phụ gia sẽ giúp cho sơn được bảo quản tốt hơn mà ít bị ảnh hưởng đến tính chất của màng sơn.

Phân loại Sơn Epoxy 2 thành phần theo cấu tạo có những loại nào?

Phân loại sơn epoxy dùng cho sàn bê tông theo cấu tạo thì nó được chia thành 2 loại là:

Sơn Epoxy gốc nước

Sơn Epoxy gốc nước là loại sơn Epoxy 2 thành phần, sử dụng dung môi gốc nước chuyên dùng để sơn trực tiếp lên các bề mặt. Sơn Epoxy gốc nước sẽ nhằm bảo vệ và tăng cường các tính năng vượt trội của bề mặt.

Sơn epoxy hai thành phần gốc nước
Sơn epoxy hai thành phần gốc nước

Chính vì các lý do đó mà sơn Epoxy gốc nước đang được ứng dụng rất nhiều trong thực tế, và dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho nhiều công trình hiện nay.

Ưu điểm

  • An toàn với người dùng: Khi thi công hay trộn thì sơn không có mùi khó chịu. Đây là loại sơn luôn đạt mức tiêu chuẩn VOCs, an toàn và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đặc biệt là không gây ảnh hưởng xấu đến nhân viên thi công hay người sử dụng.
  • Môi trường thi công đa dạng: Khác với các dòng sơn khác thì sơn Epoxy gốc nước có thể sử dụng ngay cả trong môi trường có độ ẩm cao. Mặt khác, nó cũng có thể sử dụng cho khu vực có địa hình cao hay các địa hình khó khăn khác.
Sơn Epoxy hai thành phần chống gỉ hệ nước
Sơn Epoxy hai thành phần chống gỉ hệ nước
  • Thời gian khô nhanh: Sơn Epoxy gốc nước có thời gian khô nhanh, ngay cả khi trong môi trường ẩm. Đây được xem như là một sự thành công vượt bậc của sơn Epoxy. Do đó, sơn được sử dụng trong các công trình đòi hỏi các đặc thù riêng.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội đó thì sơn Epoxy gốc nước có nhược điểm nhỏ là bề mặt không bóng và đẹp như sơn gốc dầu.

Sơn Epoxy gốc dầu

Sơn Epoxy gốc dầu còn được biết đến với tên gọi khác là sơn Epoxy dung môi dầu. Đây là loại sơn Epoxy 2 thành phần sơ khai của dòng sơn Epoxy. Được hình thành bởi hệ gốc dầu, do đó trong quá trình sử dụng phải kết hợp sử dụng dung môi để pha sơn. Thông thường, tỷ lệ pha sơn epoxy thường 10% tùy vào đặc điểm của từng hệ sơn.

Sơn Epoxy hai thành phần gốc dầu
Sơn Epoxy hai thành phần gốc dầu

Ưu điểm

  • Có khả năng bám dính và kháng nước tuyệt vời: Sơn Epoxy gốc dầu được nghiên cứu từ các hoạt chất Epoxy gốc nhựa, không chứa nhóm este. Kết hợp với cấu tạo phân tử 2 vòng benzen bền với nhiệt, khó để bẻ gãy. Do đó, nó có khả năng kháng nước và bám dính rất cao. Ngoài ra, nó còn có khả năng chịu nhiệt cao, cứng và rất bền dẻo.
  • Chống bụi: Bề mặt Epoxy gốc dầu rất dễ lau chùi vệ sinh, cũng như không phát sinh bụi trong quá trình ma sát. Do đó mà loại sơn này thường được thi công rất nhiều trong các công trình sơn sàn nhà xưởng, gara,..
Công trình sử dụng sơn Epoxy hai thành phần gốc dầu
Công trình sơn Epoxy hai thành phần gốc dầu
  • Tính thẩm mỹ cao: Sơn Epoxy gốc dầu có màu sắc đa dạng và sáng bóng, do đó thường thu hút được ánh nhìn của khách hàng. Chính vì điểm mạnh này mà bạn có thể sử dụng cho các khu vực hành lang, chỗ đón tiếp khách,..
  • Chịu tải trọng tốt: Mặc dù lớp sơn Epoxy gốc dầu chỉ dày khoảng 0,3mm nhưng nó có khả năng chịu tải trọng lên tới 3 tấn mà không hề gây ra sụt lún hay nứt gãy bề mặt. 

Nhược điểm

  • Địa hình thi công bị hạn chế: Sơn Epoxy gốc dầu không thể thi công được cho những bề mặt ẩm hoặc độ ẩm không khí cao.
  • Môi trường thi công độc hại Sơn Epoxy gốc dầu có chứa dầu và dung môi bay hơi. Do đó, nó không an toàn với những người thi công.

Những điểm khác biệt của sơn Epoxy 2 thành phần so với các loại sơn khác (Ưu điểm)

Thời gian thi công nhanh

Khác với các loại sơn khác thì sơn Epoxy 2 thành phần có thời gian thi công nhanh hơn nhiều. Điều này được lý giải bởi nó khô rất nhanh. Giúp cho công trình của bạn được hoàn thành nhanh hơn, cũng như tránh được nhiều rủi ro trong thi công. Mặt khác, do nó có thể sơn trên bề mặt thi công, cũng như sơn Epoxy có thể tự san phẳng nên thời gian hoàn thành công trình cũng nhanh hơn nhiều.

Có nhiều ứng dụng

Công trình thi công sơn Epoxy hai thành phần
Công trình thi công sơn Epoxy hai thành phần

Sơn Epoxy 2 thành phần nổi tiếng với nhiều ứng dụng cũng như ưu điểm vượt trội. Có thể kể đến là tính bám dính tốt, độ bền cao. Không những vậy, sơn Epoxy còn có thể sử dụng trên nhiều bề mặt khác nhau: Bê tông, sàn nhà xưởng, sơn tường, và nhiều chất liệu khác.

Có khả năng chống tác động tốt

Thông thường mọi người sẽ nghĩ sử dụng sơn Epoxy 2 thành phần sẽ dễ bị ăn mòn. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn ngược lại. Bởi sơn Epoxy có khả năng chống nhiệt, chống ăn mòn tốt nên có thể chịu đựng được các tác động của môi trường.

Bảo vệ bề mặt tốt

Sơn Epoxy hai thành phần có kết cấu sơn bền vững, do đó có thể giảm được nhiều tác dụng lực cũng như chống thấm hiệu quả. Có thể tránh làm cho bề mặt tránh nứt, thẩm thấu nước. Chính vì vậy mà sơn Epoxy có tuổi đời sử dụng cao hơn các loại sơn khác.

Tính thẩm mỹ cao

Sơn Epoxy hai thành phần giúp cho công trình đẹp hơn
Sơn Epoxy hai thành phần giúp cho công trình đẹp hơn

Sơn Epoxy có khả năng tạo độ bóng cũng như ít bị phai màu theo thời gian. Mặt khác, nó còn dễ dàng lau chùi, vệ sinh. Chính vì vậy mà nền Epoxy luôn mang tới vẻ đẹp cho công trình của bạn. Đặc biệt là các nền bê tông, sau khi thi công sơn Epoxy sơn nền thì bề mặt sẽ tự san phẳng và rất bóng loáng.

Độ ma sát tốt

Với những bề mặt sàn nhà xưởng, việc sàn nhà có thể dễ dàng di chuyển là một yếu tố rất quan trọng. Đặc biệt là trong trường hợp nền nhà đang bị ướt nhưng vẫn có khả năng bám tốt. Và sơn Epoxy hai thành phần đã làm rất tốt điều này. Sử dụng sơn sàn Epoxy làm cho sàn nhà có độ ma sát tăng lên rất đáng kể.

Giá thành hợp lý

Với chất lượng và giá cả của sơn Epoxy hai thành phần thì có thể khẳng định đây là loại sơn tốt trong số các loại sơn cao cấp có trên thị trường. Không những thế, sơn Epoxy còn có màu sơn đa dạng và tốt hơn nhiều. Do đó, dòng sơn này được sử dụng rất nhiều trong các công trình thi công.

Cách pha sơn Epoxy 2 thành phần như thế nào cho đúng

Trước khi pha sơn Epoxy 2 thành phần chúng ta cần phải xác định được định mức và tỷ lệ pha sơn. Bởi vì từng hãng sơn có một định mức và tỷ lệ pha sơn khác nhau. Chính vì vậy chúng ta cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm và các tài liệu đi kèm. Đây là một bước cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả pha sơn.

Thùng sơn Epoxy hai thành phần
Sơn Epoxy hai thành phần

Sau khi xác định được tỷ lệ pha sơn thì chúng ta tiến hành khuấy đều thành phần A của sơn. Sau đó đổ từ từ phần B vào, dùng máy khuấy sơn chuyên dụng để trộn 2 phần với nhau. Cần nhớ là phải tuân theo đúng định mức và tỷ lệ pha trộn trên bao bì sản phẩm.

Nếu trong quá trình pha trộn, hỗn hợp thu được bị đặc thì có thể pha thêm dung môi của sơn. Lưu ý là chỉ được pha thêm tối đa 10% dung môi.

Sau khi pha xong cần thi công ngay, do thời gian trung bình để sử dụng sơn đã pha chỉ có 90 – 120 phút. Vì vậy nhớ pha sơn vừa đủ để thi công thôi nhé!

Quy trình thi công sơn Epoxy 2 thành phần đúng kỹ thuật

1. Chuẩn bị mặt sàn trước khi thi công

Trước khi thi công sơn Epoxy 2 thành phần, chúng ta cần phải chuẩn bị mặt sàn. Mặt sàn tiêu chuẩn phải đạt yêu cầu đổ bê tông MAC từ 300 trở lên. Ngoài ra, nó cần phải đảm bảo các tiêu khác như độ bằng phẳng, độ lì, không nứt,… Một tiêu chí khác nữa là sàn nhà phải được chống thấm và không bị hiện tượng thấm ngược.

Vệ sinh bề mặt thi công sơn Epoxy hai thành phần bằng máy làm sạch công nghiệp
Vệ sinh bề mặt thi công sơn Epoxy hai thành phần

Để có sàn nhà đạt tiêu chuẩn, chúng ta cần phải sử dụng máy vệ sinh công nghiệp để vệ sinh sạch sàn bề mặt. Sau đó tiến hành trám và những vị trí lồi lõm khác. Cuối cùng là xử lý độ ẩm để tiến hành các bước tiếp theo.

2. Sơn lót

Sơn lót Epoxy hai thành phần sẽ giúp tăng khả năng che lấp khuyết điểm của bề mặt. Đồng thời tạo một lớp thấm sâu, giúp làm cho bề mặt cứng hơn và tạo độ bám dính của lớp sơn phủ với sàn bê tông. 

Để đảm bảo cho lớp sơn lót được bám dính tốt hơn, bề mặt của sàn cần phải xử lý vệ sinh và trám vá kỹ lưỡng. Phải kiểm tra thật kỹ lớp bụi bẩn trước khi thi công lớp sơn lót. 

Những vị trí mà bê tông thường hút khô lớp lót thì chúng ta nên tiến hành thêm một lớp lót nữa để đảm bảo độ bám dính giữa lớp sơn Epoxy và bề mặt bê tông. 

3. Thi công lớp sơn Epoxy hai thành phần trung gian

Thi công lớp sơn Epoxy hai thành phần trung gian sẽ giúp làm tăng cứng, che lấp được những khuyết điểm của bề mặt. Khi thi công, chúng ta nên nhớ là phải trộn đều và đúng tỉ lệ của 2 phần sơn. Sau đó dùng roller lăn trải đều sơn lên bề mặt nền bê tông theo như định lượng mà nhà sản xuất đã công bố.

Công nhân đang thi công lớp sơn phủ lớp sơn Epoxy hai thành phần
Sơn phủ lớp sơn Epoxy hai thành phần

Sau khi thi công xong thì cần phải dùng máy đánh nhám để loại bỏ các hạt cát trên bề mặt sàn. Công đoạn này sẽ giúp cho bề mặt được sạch và lớp sơn cuối sẽ bám tốt hơn.

4. Thi công lớp sơn phủ Epoxy thứ hai

Thi công lớp sơn phủ Epoxy thứ 2
Thi công lớp sơn phủ Epoxy thứ 2

Đây là lớp sơn Epoxy vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ quyết điện đến tính thẩm mỹ của bề mặt và chất lượng của công trình. Do đó, trong quá trình thi công thì cần lăn Roller đều tay, thật tỉ mỉ và cẩn thận.

5. Kiểm tra và nghiệm thu công trình

Sau khi sơn xong thì chúng ta phải để lớp sơn khô bề mặt sau 24h, và mất đến 7 ngày để có thể khô hoàn toàn. Khi lớp sơn khô bề mặt thì chúng ta có thể di chuyển nhẹ nhàng trên bề mặt. Tuy nhiên, không nên di chuyển và mang vác quá nhiều vật nặng, bởi nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng của bề mặt. Cuối cùng, chỉ cần tiến hành kiểm tra bề mặt và nghiệm thu là có thể hoàn thành xong công trình.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về sơn Epoxy hai thành phần!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *